Danh sách bài viết

Tìm thấy 57 kết quả trong 0.49388790130615 giây

Robot sát thủ tích hợp AI trở thành mối lo ngại trong các cuộc xung đột

Các ngành công nghệ

Đây là một chủ đề đã được bàn luận nhiều lần, robot sát thủ vẫn đang là mối lo ngại, đặc biệt khi nó được tích hợp trí tuệ nhân tạo.

Tinh tinh sử dụng chiến thuật quân sự của con người

Các ngành công nghệ

Các nhà khoa học phát hiện tinh tinh sống ở Bờ Biển Ngà tiến hành giám sát lẫn nhau để tránh xa hoặc kích động xung đột, tương tự con người.

Khám phá mới về xu hướng tình dục đồng tính ở các loài động vật có vú

Các ngành công nghệ

Theo một nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature Communications, hoạt động tình dục đồng giới có thể giúp động vật có vú thiết lập và duy trì các mối quan hệ xã hội, thậm chí giúp giảm xung đột.

Tại sao Hoa Kỳ lại chế tạo "máy bay ngày tận thế"?

Các ngành công nghệ

Sở chỉ huy trên không tiên tiến Boeing E-4B, thường được gọi là "máy bay ngày tận thế", được chế tạo trong Chiến tranh Lạnh như một kế hoạch dự phòng khi xảy ra xung đột hạt nhân.

Đại dịch chuột: Kẻ thù chung đầy ám ảnh của binh sĩ Nga - Ukraine nơi chiến tuyến

Các ngành công nghệ

Nôn mửa, chảy máu mắt, đau nhức dữ dội... là những triệu chứng bệnh lây nhiễm do nạn chuột hoành hành khắp các chiến hào quân sự tại điểm nóng xung đột Nga - Ukraine.

Nhà giáo hiến kế quản lý dạy thêm

Giáo dục và đào tạo

Các chuyên gia, giáo viên đề xuất giảm tải chương trình, đổi mới thi cử đồng thời có cơ chế kiểm soát xung đột lợi ích khi ban hành quy định mới về dạy - học thêm.

WFP triển khai xe robot tích hợp AI tham gia cứu trợ nhân đạo

Các ngành công nghệ

Các xe robot tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) có thể phân phát các gói thực phẩm đến những khu vực xảy ra xung đột và thiên tai, góp phần bảo toàn mạng sống của các nhân viên hỗ trợ nhân đạo.

Thủ tướng Ethiopia giành giải Nobel Hòa bình 2019

Các ngành công nghệ

Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed giành giải Nobel Hòa bình 2019 vì những đóng góp trong chấm dứt xung đột với nước láng giềng Eritrea.

Vũ khí lấy cảm hứng từ động vật hung dữ là nỗi lo sợ đối với xe tăng Nga

Các ngành công nghệ

Robot Ratel S được coi là "máy bay không người lái" trên mặt đất do Ukraine chế tạo, nó là cơn ác mộng đối với các đội xe bọc thép hay xe tăng Nga trong cuộc xung đột.

CIA tiết lộ bí ẩn cuộc tấn công của lính Liên Xô vào người ngoài hành tinh

Các ngành công nghệ

Trong tập tin mới khai thác được cho là của cơ quan mật vụ KGB (Nga), CIA đã tiết lộ một cuộc xung đột bất ngờ từng được giấu kín giữa lính Liên Xô và những UFO trong thời kỳ Chiến tranh lạnh.

AI có thể cách mạng hóa chiến tranh như thế nào

Các ngành công nghệ

Trí tuệ nhân tạo (AI) có khả năng thay đổi cục diện chiến tranh, khiến các cuộc xung đột diễn biến khác biệt và nguy hiểm hơn nhiều.

Ứng dụng giúp "hạ hỏa"

Các ngành công nghệ

Con người có thể tránh những xung đột không cần thiết bằng cách kiểm soát cảm xúc của mình nhờ vào sự hỗ trợ của một ứng dụng di động.

Tương lai của robot

Các ngành công nghệ

Dân số thế giới đang ngày càng lão hóa và các cuộc xung đột quân sự vẫn tiếp diễn. Đó là hai mục tiêu mà các nhà khoa học chú ý để thiết kế robot phù hợp.

Vai trò gene trong xung đột kiểu Romeo - Juliet

Y tế - Sức khỏe

Giới khoa học nỗ lực tìm hiểu nguyên nhân đằng sau cuộc xung đột kéo dài giữa cha mẹ với con cái xung quanh chuyện chọn bạn tình.

Chiến tranh lương thực sẽ tấn công Trái đất năm 2050?

Y tế - Sức khỏe

Chỉ trong vòng vài thập kỷ, tình trạng thiếu lương thực cấp thiết có thể dẫn tới xung đột ở quy mô toàn cầu và thậm chí có khả năng biến thành những cuộc chiến thảm khốc trên Trái đất vào năm 2050.

Cá heo mũi chai tấn công cá heo cảng gần bờ

Các ngành công nghệ

Một số chuyên gia cho rằng nguyên nhân gây ra xung đột giữa hai loài cá heo là cạnh tranh thức ăn. 

Tương lai của robot

Các ngành công nghệ

Dân số thế giới đang ngày càng lão hóa và các cuộc xung đột quân sự vẫn tiếp diễn. Đó là hai mục tiêu mà các nhà khoa học chú ý để thiết kế robot phù hợp.

Hổ quý hiếm bị đồng loại vồ chết trong công viên Anh

Các ngành công nghệ

Hổ Shouri đi vào khu đất của một cặp hổ đang được phối giống và cuộc xung đột nổ ra.

Tại sao có người luôn khiến trẻ con khóc thét khi gặp?

Các ngành công nghệ

Khu tôi có người phụ nữ cứ đến nhà có trẻ mới sinh nó sẽ khóc ngằn ngặt. Có phải do sự xung đột dòng điện sinh học? (Trình)

Ứng dụng giúp "hạ hỏa"

Các ngành công nghệ

Con người có thể tránh những xung đột không cần thiết bằng cách kiểm soát cảm xúc của mình nhờ vào sự hỗ trợ của một ứng dụng di động.

Loài dơi quạ di chuyển phức tạp

Các ngành công nghệ

Đặc tính cơ động của chi Dơi quạ khiến quần thể vốn đang nguy cấp dễ bị tổn thương bởi dịch bệnh và xung đột với con người.

Namibia rao bán 170 con voi

Các ngành công nghệ

Bộ Môi trường Namibia muốn hạn chế sự gia tăng của quần thể voi hoang dã dưới áp lực của hạn hán và xung đột lãnh thổ với con người.

Phục chế bích họa 2.000 năm tuổi ở Pompeii

Các ngành công nghệ

ItalyBức tranh lớn khắc họa những cuộc xung đột giữa động vật đi săn và con mồi được khôi phục nhờ công nghệ laser hiện đại.

Biến đổi khí hậu dẫn đến chiến tranh 13.400 năm trước

Các ngành công nghệ

SudanKhí hậu thay đổi khiến các nhóm người cổ đại ở thung lũng sông Nile cạnh tranh tài nguyên và lãnh khổ qua hàng loạt cuộc xung đột.

Thảm họa châu chấu đe dọa an ninh lương thực của hàng triệu dân ở Đông Phi

Khoa học sự sống

Trong bối cảnh một cuộc xung đột vũ trang mới và cuộc khủng hoảng tị nạn ở Đông Phi, nạn châu chấu mới đã xuất hiện, đe dọa an ninh lương thực của hàng triệu người.

Phi hành gia chỉ ra nguy cơ đe dọa sự tồn vong của nhân loại

Các ngành công nghệ

Nhà du hành vũ trụ người Nga cho rằng, xung đột giữa các dân tộc và quốc gia trên thế giới mới là mối đe dọa chính đối với nhân loại.

Công nghệ và thiên tai xung đột tạo thảm họa "natech"

Các ngành công nghệ

Định nghĩa của thuật ngữ này ngày càng được được phổ biến rộng rãi khi biến đổi khí hậu làm gia tăng các cơn bão và cháy rừng.

Đề số 1 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Địa lí 11

Trái đất và Địa lý

Đề bài A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (28 câu – 7,0 điểm) Câu 1: Phần lớn lãnh thổ châu Phi có khí hậu A. khô nóng.             B. nóng ẩm C. lạnh khô.              D. nóng ẩm theo mùa. Câu 2: Khoáng sản chủ yếu ở Mĩ La tinh là A. quặng kim loại màu, kim loại quý và nhiên liệu. B. phi kim loại, đá vôi và nhiên liệu C. vật liệu xây dựng, kim loại màu và than đá. D. than đá, đá vôi và apatit. Câu 3: Nguyên nhân chủ yếu làm cho tốc độ phát triển kinh tế không đều, đầu tư nước ngoài giảm mạnh ở Mĩ La tinh là do A. chính trị không ổn định.  B. cạn kiệt dần tài nguyên. C. thiếu lực lượng lao động.   D. thiên tai xảy ra nhiều. Câu 4: Tôn giáo có ảnh hưởng sâu, rộng đến dân cư khu vực Tây Nam Á là A. Ấn Độ giáo.              B. Thiên chúa giáo. C. Phật giáo.                 D. Hồi giáo. Câu 5: Căn cứ vào Tập bản đồ thế giới và các châu lục trang 8 và 9, cho biết Đông Nam Á tiếp giáp với các đại dương nào? A. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.  B. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. C. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.  D. Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương. Câu 6: Khu vực Đông Nam Á lục địa có khí hậu A. xích đạo.               B. cận nhiệt đới.  C. ôn đới.                   D. nhiệt đới gió mùa. Câu 7: Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới ở Đông Nam Á là A. khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú. B. vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng. C. hoạt động của gió mùa với một mùa đông lạnh. D. địa hình đồi núi chiếm ưu thế và có sự phân hóa của khí hậu. Câu 8: Các nước Đông Nam Á có nhiều loại khoáng sản vì A. nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. B. có nhiều dạng địa hình. C. nằm trong vành đai sinh khoáng. D. nằm kề vành đai núi lửa Thái Bình Dương. Câu 9: Đông Nam Á có nền văn hóa đa dạng là do A. có số dân đông, nhiều quốc gia. B. tiếp giáp giữa các đại dương lớn. C. vị trí cầu nối giữa lục địa Á – Âu và lục địa Ô-xtrây-li-a. D. nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn. Câu 10: Quốc gia nào trong khu vực Đông Nam Á không giáp biển? A. Thái Lan.                    B. Ma-lai-xi-a.  C. Mi-an-ma.                   D. Lào. Câu 11: Căn cứ vào Tập bản đồ thế giới và các châu lục trang 31, cho biết quốc gia nào sau đây thuộc  Đông Nam Á lục địa? A. Ma-lai-xi-a.                 B. Xin-ga-po. C. Thái Lan.                    D. In-đô-nê-xi-a. Câu 12: Mục tiêu chủ yếu của việc trồng cây công nghiệp ở các nước Đông Nam Á là A. phục vụ nhu cầu trong nước.  B. khai thác thế mạnh về đất đai. C. thay thế cây lương thực. D. xuất khẩu thu ngoại tệ. Câu 13: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào năm A. 1967.                           B. 1977 C. 1995.                           D. 1997. Câu 14: Hiện nay, quốc gia nào trong khu vực Đông Nam Á chưa gia nhập ASEAN? A. Đông Ti-mo.               B. Lào.  C. Mi-an-ma.                   D. Bru-nây. Câu 15: Ý nào sau đây không phải là cơ chế hợp tác của ASEAN? A. Thông qua các diễn đàn, hội nghị. B. Thông qua kí kết các hiệp ước. C. Thông qua các dự án, chương trình phát triển. D. Thông qua các chuyến thăm chính thức của các Nguyên thủ quốc gia. Câu 16: Hạn chế lớn nhất về nguồn lao động ở các nước Đông Nam Á là A. lao động trẻ, thiếu kinh nghiệm. B. thiếu lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao. C. lao động chủ yếu hoạt động nông nghiệp. D. thiếu sự dẻo dai, năng động. Câu 17: Dân số châu Phi tăng nhanh là do A. tỉ suất tử thô rất thấp. B. quy mô dân số đông nhất thế giới. C. tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao D. gia tăng cơ học cao. Câu 18: Khu vực Tây Nam Á không có đặc điểm nào sau đây? A. Vị trí địa lí mang tính chiến lược. B. Nguồn tài nguyên dầu mỏ giàu có. C. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.   D. Sự can thiệp của các thế lực bên ngoài. Câu 19: Cho bảng số liệu: TỈ LỆ BIẾT CHỮ CỦA THẾ GIỚI VÀ MỘT SỐ NƯỚC CHÂU PHI, NĂM 2015 Đơn vị (%)           Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên? A. Ăng-gô-la có tỉ lệ biết chữ thấp nhất. B. Các nước châu Phi đều có tỉ lệ biết chữ cao hơn trung bình của thế giới. C. Nam Phi có tỉ lệ biết chữ cao nhất. D. Tỉ lệ biết chữ có sự chênh lệch giữa các quốc gia châu Phi. Câu 20: Điểm giống nhau về mặt xã hội của khu vực Tây Nam Á và Trung Á là A. đông dân và gia tăng dân số cao. B. xung đột sắc tộc, tôn giáo và khủng bố. C. phần lớn dân cư theo đạo Thiên Chúa giáo. D. phần lớn dân cư có mức sống cao. Câu 21: Đông Nam Á có vị trí địa - chính trị rất quan trọng vì A. khu vực này tập trung rất nhiều loại khoáng sản. B. là nơi đông dân nhất thế giới, nhiều thành phần dân tộc. C. đang thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. D. tiếp giáp giữa hai đại dương, vị trí cầu nối hai lục địa. Câu 22: Hướng phát triển công nghiệp của các nước Đông Nam Á hiện nay là A. chú trọng sản xuất các mặt hàng phục vụ nhu cầu trong nước. B. tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài. C. phát triển chủ yếu các ngành công nghiệp đòi hỏi công nghệ hiện đại. D. ưu tiên phát triển các ngành truyền thống. Câu 23: Ý nào sau đây không đúng khi nói về lí do các nước ASEAN nhấn mạnh đến sự ổn định trong mục tiêu của mình. A. Mỗi nước trong khu vực, từng thời kì đều chịu ảnh hưởng của sự mất ổn định. B. Giữa các nước còn có sự tranh chấp phức tạp về biên giới, vùng biển đảo. C. Giữ ổn định khu vực sẽ không tạo lí do để các cường quốc can thiệp. D. Khu vực đông dân, tỉ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm còn cao. Câu 24: Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước Đông Nam Á những năm gần đây chuyển dịch theo hướng A. giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III. B. giảm tỉ trọng khu vực I và II, tăng tỉ trọng khu vực III. C. tăng tỉ trọng khu vực I, giảm tỉ trọng khu vực II và III. D. tỉ trọng các khu vực không thay đổi nhiều. Câu 25: Các quốc gia Đông Nam Á có cơ sở thuận lợi để hợp tác cùng phát triển là do A. đa dân tộc, tôn giáo. B. có phong tục, tập quán, văn hóa tương đồng nhau. C. giao nhau của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới. D. có cơ cấu dân số trẻ, tỉ lệ phụ thuộc thấp Câu 26: Cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế – xã hội ở mỗi quốc gia cũng như toàn khu vực Đông Nam Á là A. tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực. B. thu hút mạnh các nguồn đầu tư nước ngoài. C. tăng cường khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên. D. tăng cường mở rộng hệ thống giao thông đường biển. Câu 27: Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG CAO SU CỦA KHU VỰC ĐÔNG NAM Á VÀ THẾ GIỚI, GIAI ĐOẠN 1985 - 2015 (Đơn vị: triệu tấn) Để thể hiện sản lượng cao su của các nước Đông Nam Á so với thế giới, giai đoạn 1985 – 2015 theo bảng số liệu, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Cột. B. Tròn. C. Kết hợp (cột, đường).  D. Miền. Câu 28: Cho biết số khách du lịch quốc tế đến Đông Nam Á là 97262 nghìn lượt người và chi tiêu của khách du lịch là 70578 triệu USD. Vậy mức chi tiêu bình quân của mỗi lượt du khách quốc tế đến khu vực Đông Nam Á năm 2014 là A. 657,4 USD/người. B. 725,6 USD/người. C. 765,3 USD/người. D. 867,2 USD/người. B. PHẦN TỰ LUẬN (3 câu - 3,0 điểm) Câu 1. (1,0 điểm) Những nguyên nhân nào làm cho kinh tế ở các nước Mĩ La tinh phát triển không ổn định? Câu 2. (1,0 điểm)Dựa vào kiến thức đã học, hoàn thành nội dung bảng sau để thấy được sự khác biệt về địa hình giữa Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á biển đảo. Câu 3. (1,0 điểm) Việt Nam có những cơ hội và thách thức gì trong quá trình hội nhập ASEAN?  

Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979

Lịch sử

Chiến tranh Việt Nam - Trung Quốc, 1979 hay thường được gọi là Chiến tranh biên giới Việt - Trung năm 1979 là một cuộc chiến ngắn nhưng khốc liệt giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nổ ra vào ngày 17 tháng 2 năm 1979 khi Trung Quốc đưa quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới trên bộ giữa hai nước.[5]. Chiến tranh biên giới Việt - Trung bắt nguồn từ quan hệ căng thẳng kéo dài giữa hai quốc gia, kéo dài trong chừng một tháng với thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho cả hai phía. Cuộc chiến kết thúc khi Trung Quốc tuyên bố hoàn thành rút quân vào ngày 16 tháng 3 năm 1979, sau khi chiếm được các thị xã Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, và một số thị trấn vùng biên. Mục tiêu của Trung Quốc buộc Việt Nam rút quân khỏi Campuchia không thành, nhưng cuộc chiến để lại hậu quả lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam và quan hệ căng thẳng giữa hai nước. Xung đột vũ trang tại biên giới còn tiếp diễn thêm 10 năm. Hơn 13 năm sau, quan hệ ngoại giao Việt-Trung chính thức được bình thường hóa.  

Đề số 2 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Địa lí 11

Trái đất và Địa lý

Đề bài I. TRẮC NGHIỆM (8 điểm) Câu 1: Những thách thức lớn đối với châu Phi hiện nay là A. Già hóa dân số, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp B. Cạn kiệt tài nguyên , thiếu lực lượng lao động C. Trình độ dân trí thấp, đói nghèo, bệnh tật, xung đột D. Các nước cắt giảm viện trợ, thiếu lực lượng lao động Câu 2: Cho bảng số liệu. Tỉ lệ dân số thế giới và các châu lục (Đơn vị: %) Châu lục 2005 2014 Châu Phi 13,8 15,7 Châu Mĩ 13,7 13,4 Châu Á 60,6 60,2 Châu Âu 11,4 10,2 Châu Đại Dương 0,5 0,5 Thế giới 100 100 Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện dân số các châu lục trên thế giới năm 2005 và năm 2014 là A. Biểu đồ tròn bán kính khác nhau. B. Biểu đồ cột. C. Biểu dồ đường. D. Biểu đồ tròn bán kính bằng nhau Câu 3: Mĩ La tinh có điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi đại gia súc là do A. Nguồn thức ăn công nghiệp dồi dào B. Ngành công nghiệp chế biến phát triển C. Có nhiều đồng cỏ và khí hậu nóng ẩm D. Có nguồn lương thực dồi dào và khí hậu lạnh Câu 4: Nhân tố quan trọng làm cho Mĩ La tinh có thế mạnh trồng cây công nghiệp và cây ăn quả nhiệt đới là A. có nhiều loại đất khác nhau B. có nhiều núi cao C. thị trường tiêu thụ rộng lớn D. chủ yếu có khí hậu nhiệt đới Câu 5: Khoáng sản chủ yếu ở Mĩ La tinh là A. Khoáng sản phi kim loại B. Đất chịu lửa, đá vôi C. Vật liệu xây dựng D. Quặng kim loại màu, kim loại quý và nhiên liệu Câu 6: Ở Tây Nam Á, dầu mỏ và khí tự nhiên phân bố chủ yếu ở A. ven vịnh Péc-xich B. ven Địa Trung Hải C. ven biển Ca-xpi D. ven biển Đỏ Câu 7: Dân số già sẽ dẫn tới hậu quả nào sau đây: A. Tài nguyên nhanh chóng cạn kiệt. B. Thiếu hụt nguồn lao động cho đất nước C. Thất nghiệp và thiếu việc làm D. Gây sức ép tới tài nguyên môi trường. Câu 8: Cho bảng số liệu sau: GDP và GDP bình quân đầu người của Hoa Kì qua một số năm   Dạng biểu đồ nào thích hợp nhất thể hiện giá trị GDP và GDP bình quân/ người của Hoa Kì từ 1995 – 2004. A. Biểu đồ tròn B. Biểu đồ miền C. Biểu đồ đường D. Biểu đồ kết hợp Câu 9: Ở Mĩ La tinh, các chủ trang trại chiếm giữ phần lớn diện tích đất canh tác là do A. Người dân tự nguyện bán đất cho các chủ trang trại B. Cải cách ruộng đất không triệt để C. Không ban hành chính sách cải cách ruộng đất D. Người dân ít có nhu cầu sản xuất nông nghiệp Câu 10: Cho bảng số liệu: Tốc độ tăng trưởng GDP của một số nước châu Phi qua các năm. (Đơn vị: %) Năm 2000 2005 2010 2013 An-giê-ri 2,4 5,1 3,3 2,8 Nam Phi 3,5 5,3 2,9 2,3 Công gô 8,2 6,3 8,8 3,4 Dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng GDP của một số nước Châu Phi từ 2000 đến 2013 là A. Biểu đồ miền              B. Biểu đồ cột C. Biểu đồ tròn                D. Biểu đồ đường Câu 11: Trong những thập niên cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI, mối đe dọa trực tiếp tới ổn định, hòa bình thế giới là A. Làn sóng di cư tới các nước phát triển B. Nạn bắt cóc người, buôn bán nô lệ C. Khủng bố, xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo.  D. Buôn bán, vận chuyển động vật hoang dã. Câu 12: Nguyên nhân chính làm suy giảm đa dạng sinh vật hiện nay là A. biến đổi khí hậu B. cháy rừng C. con người khai thác quá mức D. ô nhiễm môi trường Câu 13: Trên 50% nguồn FDI đầu tư vào Mĩ La tinh là từ A. Tây Ban Nha và Anh B. Bồ Đào Nha và Nam Phi C. Nhật Bản và Pháp D. Hoa Kì và Tây Ban Nha Câu 14: Một trong những biểu hiện rõ nhất của biến đổi khí hậu là A. Băng ở vùng cực ngày càng dày lên B. Xuất hiện nhiều động đất C. Nhiệt độ Trái Đất tăng D. Núi lửa sẽ hình thành ở nhiều nơi Câu 15:  Một trong những vấn đề mang tính toàn cầu mà nhân loại đang phải đối mặt là A. mất cân bằng giới tính B. các vấn đề về môi trường C. cạn kiệt nguồn nước ngọt D. động đất và núi lửa Câu 16: Dân số thế giới năm 2017 là 7 515 triệu người, dân số Châu Phi là 1 246 triệu người. Dân số Châu Phi chiếm ......... % dân số thế giới? A. 16,6%                         B. 15,6% C. 17,6%                         D. 18,6% Câu 17: Phần lớn dân cư khu vực Tây Nam Á theo A. Phật giáo                  B. Hồi giáo C. Ấn Độ giáo                D. Thiên chúa giáo Câu 18: Ở Việt Nam, vùng sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu do nước biển dâng là A. Trung du và miền núi Bắc Bộ B. Đồng bằng sông Cửu Long C. Tây Nguyên D. Đồng bằng sông Hồng Câu 19: Trong các ngành sau, ngành nào đã đưa khí thải vào khí quyển nhiều nhất? A. Dịch vụ                       B. Nông nghiệp C. Công nghiệp               D. Xây dựng Câu 20: Một trong những biểu hiện của dân số thế giới đang có xu hướng già đi là A. tỉ lệ người trên 65 tuổi ngày càng cao B. số người trong độ tuổi lao đông rất đông C. tuổi thọ của nữ giới cao hơn nam giới D. tỉ lệ người dưới 15 tuổi ngày càng tăng Câu 21: Để phát triển nông nghiệp, giải pháp cấp bách đối với đa số các quốc gia ở châu Phi là A. tạo ra các giống cây có thể chịu được khô hạn. B. áp dụng các biện pháp thủy lợi để hạn chế khô hạn. C. khai hoang để mở rộng diện tích đất trồng trọt. D. mở rộng mô hình sản xuất quảng canh. Câu 22: Cho biểu đồ sau: Lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng của một số khu vực trên thế giới.   Nhận xét nào sau đây “đúng” về Lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng của một số khu vực trên thế giới. A. Tây Nam Á Trung Á có lượng dầu thô khai thác nhỏ hơn lượng dầu thô tiêu dùng B. Đông Á, Đông Nam Á, Bắc Mĩ có lượng dầu thô khai thác lớn hơn lượng dầu thô tiêu dùng. C. Tây Nam Á có lượng dầu thô khai thác lớn nhất thế giới chiếm khoảng 50% thế giới D. Đông Nam Á có lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng thấp nhất thế giới Câu 23: Dân số thế giới năm 2017 là 7 515 triệu người. Nhóm nước đang phát triển chiếm 80% dân số. Hỏi số dân nhóm nước đang phát triển là bao nhiêu triệu người? A. 6 012 triệu người B. 6 110 triệu người C. 6 112 triệu người D. 6 212 triệu người Câu 24: Dân số châu Phi tăng rất nhanh là do A. tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao B. tỉ suất tử thô rất thấp C. quy mô dân số đông nhất thế giới D. tỉ suất gia tăng cơ giới lớn Câu 25: Nguyên nhân chính làm cho hoang mạc, bán hoang mạc và xa van là cảnh quan phổ biến ở châu Phi là do A. khí hậu khô nóng. B. hình dạng khối C. địa hình cao D. các dòng biển nóng chạy ven bờ. Câu 26:  Để giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu cần sự hợp tác giữa A. một số cường quốc kinh tế. B. các quốc gia trên thế giới C. các quốc gia phát triển D. các quốc gia đang phát triển Câu 27: Suy giảm đa dạng sinh học sẽ dẫn tới hậu quả nào sau đây? A. Nước biển ngày càng dâng cao B. Xâm nhập mặn ngày càng sâu vào đất liền. C. Gia tăng các hiện tượng động đất, núi lửa D. Mất đi nhiều loài sinh vật, các gen di truyền Câu 28: Cho bảng số liệu: Tuổi thọ trung bình của các châu lục trên thế giới năm 2010 và năm 2014. (Đơn vị: tuổi) Châu lục 2010 2014 Châu Phi 55 59 Châu Mĩ 75 76 Châu Á 70 71 Châu Âu 76 78 Châu Đại Dương 76 77 Thế giới 69 71 Nhận xét nào sau đây “đúng” với bảng số liệu trên? A. Các châu lục có tuổi thọ trung bình như nhau B. Tuổi thọ trung bình của châu Phi tăng chậm hơn châu Âu C. Dân số châu Phi có tuổi thọ trung bình thấp nhất thế giới D. Dân số thế giới có tuổi thọ trung bình không biến động Câu 29: Cho biểu đồ sau: Cơ cấu giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của Hoa Kì từ 1995 – 2010 Nhận xét nào sau đây “không đúng” về cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Hoa Kì: A. Hoa kì là nước xuất siêu B. Hoa Kì là nước nhập siêu C. Giá trị xuất khẩu của Hoa Kì luôn thấp hơn giá trị nhập khẩu D. Giá trị xuất khẩu của Hoa Kì tăng giảm không ổn định Câu 30: Việc dân số thế giới tăng nhanh đã A. làm cho tài nguyên suy giảm và ô nhiễm môi trường B. thúc đẩy giáo dục và y tế phát triển C. thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế D. làm cho chất lượng cuộc sống ngày càng tăng Câu 31: Cho bảng số liệu: Tốc độ tăng trưởng GDP của một số nước châu Phi qua các năm. (Đơn vị: %) Năm 2000 2005 2010 2013 An-giê-ri 2,4 5,1 3,3 2,8 Nam Phi 3,5 5,3 2,9 2,3 Công gô 8,2 6,3 8,8 3,4 Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên? A. Trong số các nước, An-giê-ri luôn có tốc độ tăng trưởng thấp nhất. B. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước khá ổn định. C. Không có sự khác nhau về tốc độ tăng trưởng giữa các nước. D. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trên nhìn chung không ổn định. Câu 32: Ý nào biểu hiện rõ nhất vị trí chiến lược của khu vực Tây Nam Á? A. Nằm ở khu vực khí hậu nhiệt đới B. Nằm ở ngã ba của ba châu lục: Á , Âu, Phi C. Có đường chí tuyến chạy qua D. Giáp với nhiều biển và đại dương II. TỰ LUẬN (2 điểm) Câu 1 (1 điểm). Trình bày hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu. Câu 2 (1 điểm). Vì sao các nước Mĩ La Tinh có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế nhưng tỉ lệ người nghèo khu vực này vẫn cao.